Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây:
- Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ;
- Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Ví dụ: Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án, ông A khởi kiện yêu cầu ông B bồi thường mười tỷ đồng, ông B không có người đại diện, không có tài sản ở Việt Nam. Ông B làm thủ tục xuất cảnh nên ông A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với ông B.
Đối với người nước ngoài thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ mà áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình được áp dụng nếu biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu
Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu được áp dụng nếu quá trình giải quyết vụ án cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự mà vụ án đó do chủ sở hữu tàu bay, chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm, người bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay khởi kiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án được tòa án quyết định áp dụng trong những trường hợp sau:
- Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án;
- Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;
- Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;
- Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
- Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó.
Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay, tàu biển được áp dụng theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác
Theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp pháp luật có quy định, toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 1 đến khoản 16 Điều 114 của Bộ luật này.
Đây là những yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện không được quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác quy định. Ví dụ: Nếu có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thu giữ, niêm phong đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, toà án có trách nhiệm xem xét giải quyết theo quy định tại Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Trí Việt về Quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.
Quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Phần 5)
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây:
- Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ;
- Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Ví dụ: Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án, ông A khởi kiện yêu cầu ông B bồi thường mười tỷ đồng, ông B không có người đại diện, không có tài sản ở Việt Nam. Ông B làm thủ tục xuất cảnh nên ông A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với ông B.
Đối với người nước ngoài thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ mà áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình được áp dụng nếu biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu
Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu được áp dụng nếu quá trình giải quyết vụ án cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự mà vụ án đó do chủ sở hữu tàu bay, chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm, người bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay khởi kiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án được tòa án quyết định áp dụng trong những trường hợp sau:
- Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án;
- Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;
- Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;
- Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
- Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó.
Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay, tàu biển được áp dụng theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác
Theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp pháp luật có quy định, toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 1 đến khoản 16 Điều 114 của Bộ luật này.
Đây là những yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện không được quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác quy định. Ví dụ: Nếu có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thu giữ, niêm phong đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, toà án có trách nhiệm xem xét giải quyết theo quy định tại Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Trí Việt về Quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.