Những vấn đề pháp lý cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trong quá trình hỗ trợ khách hàng giải quyết các vụ việc về tranh chấp đất đai, Luật An Trí Việt nhận thấy rằng đa số người dân còn chưa hiểu biết toàn diện về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình sử dụng đất. Từ đó dẫn tới những khó khăn nhất định trong giải quyết tranh chấp trên thực tế. Sau đây, Luật An Trí Việt xin gửi đến bài viết về những vấn đề pháp lý cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Người sử dụng đất là ai?

Người sử dụng đất là tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hay cho phép được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Người sử dụng đất đã được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 5 Luật Đất đai 2013, bao gồm: 

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ
  • Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư

 

Quyền của người sử dụng đất

Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lí và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quyền của người sử dụng đất bao gồm:

  • Những quyền chung của người sử dụng đất:
  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
  • Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất.
  • Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
  • Nhận quyền sử dụng đất

 

Nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc người sử dụng đất phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và của các chủ thể sử dụng khác. Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

 

Nguyên tắc sử dụng đất

  • Nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính là sự định hướng, thể hiện quan điểm, chiến lược quản lý và sử dụng đất trong tương lai của Nhà nước. Việc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ đảm bảo đất đai được sử dụng có hiệu quả và bền vững. Đồng thời, người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích. Việc sử dụng đất đúng mục đích sẽ góp phần duy trì và củng cố trật tự quản lý đất đai đã được nhà nước xác lập.

  • Nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và vô cùng quý giá nên việc sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chính lợi ích của người sử dụng đất, của Nhà nước cũng như của các thế hệ tương lai. 

  • Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật An Trí Việt 

  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai – nhà ở, tài sản trên đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp, đặt cọc quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về mốc giới đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;…

Trên đây là tư vấn của Luật An Trí Việt về những vấn đề pháp lý cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Quý khách có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai hoặc các vấn đề pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com  để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *