Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản là hai tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, mặc dù Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có những quy định cụ thể, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn xảy ra sự nhầm lẫn trong việc xác định tội danh. Sau đây, Luật An Trí Việt xin đưa ra những dấu hiệu phân biệt hai loại tội phạm này, như sau:
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Tiêu chí | Tội cướp tài sản | Tội cưỡng đoạt tài sản |
Căn cứ pháp lý | Điều 168 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 | Điều 170 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 |
Hành vi đe dọa dùng vũ lực | Xảy ra “ngay tức khắc”. Dấu hiệu này vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời gian (xảy ra ngay lập tức), vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Hành vi de dọa dùng vũ lực có tính chất mãnh liệt nhằm làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tranh khỏi. Sự đe dọa này có khả năng làm tê liệt ý chí của người bị đe dọa. | Hành vi đe dọa sẽ dũng vụ lực. Giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản có khoảng cách về thời gian. Sức mãnh liệt của hành vi đe dọa chưa đến mức có thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của họ. Người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn xử sự của mình. |
Hành vi khác/ Thủ đoạn khác | Đối với tội cướp tài sản quy định “Hành vi khác” là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, thuốc ngủ… làm cho nạn nhân lâm vào trạng không thể chống cự được. | Đối với tội cưỡng đoạt tài sản “Thủ đoạn khác” là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần nạn nhân như: Doạ sẽ tố cáo về việc ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của nạn nhân… |
Tình trạng ý chí của nạn nhân | Người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ buộc phải thoả mãn yêu cầu của người phạm tội nhằm tránh bị người phạm tội tấn công “ngay tức khắc”. | Người phạm tội không thể làm tê liệt ý chí mà chỉ có thể khống chế ý chí của nạn nhân. Người bị đe dọa vẫn có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn xử sự của mình. |
Hình phạt đối với tội cướp tài sản

Lưu ý: Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cướp tài sản vẫn bị xem là có tội và có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Trí Việt về Phân biệt tội cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Quý khách có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.