Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Việc được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền đồng thời nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, cha mẹ sẽ không sinh sống cùng nhau, đồng nghĩa với việc con cái phải giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Vậy điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn là gì. Sau đây, luật An Trí Việt xin giải đáp thắc mắc của Quý khách về vấn đề này.

What Happens If Custodial Parent Rights are Violated? | LegalMatch

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau khi ly hôn “…Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con…”. Như vậy, vợ chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

  • Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột
  • Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi
  • Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ
  • Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con
  • Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con
  • Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con
  • Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ

Như vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì phải chứng minh được minh có các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, điều kiện vật chất: có thu nhập, công việc ổn định, chỗ ở ổn định đảm bảo để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng con, đảm bảo các điều kiện học tập, sinh hoạt của con. Để chứng minh được điều này, cần cung cấp cho Tòa những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ), bảo hiểm xã hội…
  • Thứ hai, điều kiện về tinh thần. Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tình cảm dành cho con từ trước đến nay, nhân cách đạo đức của cha mẹ; sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ; nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ; điều kiện cho con vui chơi, giải trí,…
  • Ngoài ra, bạn có thể chứng minh đối phương là người có lỗi (như là ngoại tình, bạo lực gia đình…), chứng minh đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm đến con cái hoặc có hành vi bạo lực,…

The Crucial Role of Parents in a Child's Life During Divorce

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ như sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đồng thời, khi có căn cứ cho rằng cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Who Gets Child Custody If Parents Are Not Married?

Trên đây là tư vấn của Luật An Trí Việt về Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Quý khách có nhu cầu tư vấn Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn hoặc các vấn đề pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *