Chia di sản thừa kế là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, có thể gây ra nhiều mâu thuẫn trong gia đình nếu không được giải quyết đúng cách. Để giúp giảm bớt căng thẳng và đảm bảo công bằng, việc tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý là rất quan trọng.
Luật An Trí Việt cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chia di sản thừa kế, giúp các gia đình giải quyết các khó khăn và vướng mắc trong vấn đề này. Nếu bạn hoặc gia đình đang bế tắc về chia thừa kế, hãy liên hệ ngay với Luật An Trí Việt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất
Sau đây Luật An Trí Việt sẽ hướng dẫn thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất để mọi người cùng hiểu rõ về vấn đề này.
Các trường hợp được phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự hiện hành thì những trường hợp thừa kế theo pháp luật sẽ bao gồm:
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy các trường trên đây sẽ được thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Đối tượng được phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 615 bộ Luật dân sự 2015 thì những người được thừa kế theo pháp luật sẽ bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Chia di sản thừa kế
Việc chia di sản thừa kế cũng cần tuân theo nguyên tắc:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Hiện nay chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Công chứng 2014
Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua hai loại văn bản chính: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Cụ thể như sau:
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận thừa kế. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Cụ thể để thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cần thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu (Bạn có thể đến văn phòng công chứng để được cung cấp)
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy nhận con nuôi,…
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết như quyết định của tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có/nếu chưa có thì có thể yêu cầu văn phòng công chứng soạn thảo).
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế như căn cước công dân, sổ tạm trú,…
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…
Hồ sơ sẽ được nộp cho công chứng viên, nếu hồ sơ có thiếu sót/sai thì sẽ được hướng dẫn hoàn thiện. Tuy nhiên nếu công chứng viên nhận thấy hồ sơ không có cơ sở giải quyết theo quy định của pháp luật thì sẽ bị từ chối tiếp nhận.
-
Bước 2: Niêm yết công khai
Theo quy định của pháp luật, việc niêm yết công khai thông báo thụ lý yêu cầu công chứng việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật phải được thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
-
Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả
Sau thời gian niêm yết, không có khiếu nại hay tố cáo về kết quả niêm yết thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Người thừa kế cần tuân thủ đúng quy trình và chấp hành các yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo quyền lợi và tính hợp pháp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người thừa kế có thể tham khảo ý kiến của các luật sư hoặc nhân viên công chứng để được hỗ trợ.
Dịch vụ phân chia di sản thừa kế
Sau khi hoàn tất thủ tục phân chia thừa kế, tổ chức hành nghề công chức sẽ thực hiện thu phí, thù lao thực hiện thủ tục trên.
Theo quy định của pháp luật ngoài phân chia thừa kế theo pháp luật thì còn có phân chia thừa kế theo di chúc. Đồng thời mỗi vụ việc đều có những tình tiết riêng biết và phương pháp giải quyết khác nhau, không phải bất cứ ai cũng có thể nắm bắt được hết quy định của pháp luật để thực hiện.
Việc nhờ đến sự giúp đỡ của Luật An Trí Việt là một lựa chọn hiệu quả đáng cân nhắc. Với đội ngũ Luật sư có kiến thức chuyên sâu về luật pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực di sản và thừa kế, tư vấn và hỗ trợ các bên liên quan, luôn sẵn sàng đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi vụ việc.
Luật An Trí Việt đã thực hiện hơn 5000 vụ việc phân chia thừa kế với các công việc cụ thể như:
- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến thừa kế và di sản.
- Hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, bao gồm việc lập di chúc, thực hiện công chứng, và giải quyết tranh chấp.
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến thừa kế và di sản.
Trên đây là hướng dẫn của Luật An Trí Việt về thủ tục phân chia di sản thừa kế. Quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế hoặc các vấn đề pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.