QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Ngoài ra, việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.
Khi giải quyết các vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng như vụ án ly hôn, vụ án yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn v.v.. theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được áp dụng trong việc giải quyết vụ án liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Khi giải quyết các vụ án liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Tuy nhiên, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị hại và cần thiết như người bị thiệt hại đang lâm vào tình trạng có khó khăn về kinh tế do ốm đau, không có việc làm … không thể tự mình khắc phục được thiệt hại.
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Khi giải quyết các vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Tuy nhiên, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại lao động, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động và xét thấy cần thiết như người lao động đang lâm vào tình trạng có khó khăn về kinh tế do ốm đau, nuôi con nhỏ… nếu không giải quyết ngay sẽ không duy trì được cuộc sống của họ và những người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động được toà án quyết định áp dụng nếu việc giải quyết vụ án lao động có liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Khi giải quyết các vụ án về lao động có liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động, theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khí xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Tuy nhiên, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động là trái pháp luật và xét thấy cần thiết như người lao động đang gặp khó khăn về kinh tế do không có thu nhập khác, phải nuôi dưỡng người già, người tàn tật, người con chưa thành niên… nếu không giải quyết ngay họ sẽ không thể có thu nhập để duy trì được cuộc sống của họ và những người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Khi toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải bố trí cho người lao động trở lại làm việc cho đến khi có quyết định mới của toà án.
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Trí Việt về Quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.
Quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Phần 3)
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Ngoài ra, việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.
Khi giải quyết các vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng như vụ án ly hôn, vụ án yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn v.v.. theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được áp dụng trong việc giải quyết vụ án liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Khi giải quyết các vụ án liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Tuy nhiên, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị hại và cần thiết như người bị thiệt hại đang lâm vào tình trạng có khó khăn về kinh tế do ốm đau, không có việc làm … không thể tự mình khắc phục được thiệt hại.
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Khi giải quyết các vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Tuy nhiên, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại lao động, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động và xét thấy cần thiết như người lao động đang lâm vào tình trạng có khó khăn về kinh tế do ốm đau, nuôi con nhỏ… nếu không giải quyết ngay sẽ không duy trì được cuộc sống của họ và những người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động được toà án quyết định áp dụng nếu việc giải quyết vụ án lao động có liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Khi giải quyết các vụ án về lao động có liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động, theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khí xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Tuy nhiên, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động là trái pháp luật và xét thấy cần thiết như người lao động đang gặp khó khăn về kinh tế do không có thu nhập khác, phải nuôi dưỡng người già, người tàn tật, người con chưa thành niên… nếu không giải quyết ngay họ sẽ không thể có thu nhập để duy trì được cuộc sống của họ và những người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Khi toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải bố trí cho người lao động trở lại làm việc cho đến khi có quyết định mới của toà án.
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Trí Việt về Quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.