Những khó khăn thường gặp trong giải quyết tranh chấp đất đai

Qua thực tiễn hành nghề, Luật An Trí Việt nhận thấy tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp rất phổ biến, có tính chất phức tạp và thường kéo dài, gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình giải quyết. Nhằm giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật An Trí Việt xin chia sẻ về những khó khăn thường gặp trong giải quyết tranh chấp đất đai.

 

Những vướng mắc trong quy định của pháp luật

Về quy định hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai. Với các quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì khi có tranh chấp bắt buộc phải trải qua hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan thứ nhất làm nhiệm vụ hòa giải, nếu hòa giải không thành, không hòa giải được thì mới được yêu cầu cơ là Tòa dân sự giải quyết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc Ủy ban nhân dân cấp xã đứng ra giải quyết các tranh chấp đất đai như quy định của pháp luật là thường không có hiệu quả và không thể giải quyết được. 

Về giấy tờ pháp lý của đất tranh chấp, bản chất của việc giải quyết tranh chấp đất đai là ai là người có quyền sử dụng đất, nhưng pháp luật lại quy định thẩm quyền giải quyết căn cứ theo người có giấy tờ về đất. Mặt khác, các giấy tờ về đất chỉ có một bản gốc duy nhất do cơ quan có thẩm quyền cấp và thường do một bên tranh chấp giữ.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Điều này gây ra bất cập về thẩm quyền giải quyết, giao cho Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai khi mà chưa có bất cứ loại giấy tờ gì là trao vượt quá thẩm quyền của Tòa án. Tòa án có quyền xác định ai là người có quyền dân sự trong tranh chấp dựa trên những chứng cứ, hồ sơ vụ án. Quyền xác định ai được quyền sử dụng đất khi chưa có căn cứ pháp luật (chưa được nhà nước công nhận là của ai) mà vốn phải là thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Quy định như trên là trao thêm quyền cho Tòa án, trong khi Tòa án không phải là cơ quan trực tiếp quản lý về đất đai, không có sự thống nhất trong việc quản lý đất đai.

Thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền còn nhiều bất cập, hạn chế

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai bộc lộ những yếu kém trong việc quản lí. Điều này thể hiện ở việc lưu trữ, quản lý hồ sơ về thửa đất không đầy đủ, hồ sơ bị thất lạc, thông tin bị đứt đoạn, thiếu hoặc không chính xác, không cập nhật được di biến động về thửa đất; chậm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, doanh nghiệp; nhầm lẫn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận ghi cấp cho hộ gia đình nhưng chính cơ quan quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại không biết những ai trong hộ gia đình có quyền đối với diện tích đất này; nguồn gốc ban đầu là đất của thành viên trong hộ gia đình, khi cấp giấy chứng nhận thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là hộ gia đình, song hồ sơ lại không thể hiện rõ việc chuyển từ đất của cá nhân thành đất của “hộ gia đình”. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin cho đương sự, cơ quan giải quyết tranh chấp không thiếu trường hợp cung cấp không kịp thời, thiếu chính xác. 

Trong khi đó, Tòa án với chức năng xét xử chuyên biệt, song hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án lại phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động phối hợp xác minh, cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan quản lý đất đai. Trên thực tế, hoạt động phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai chưa thật sự có hiệu quả. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, khi cần xác minh, cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan mà cơ quan hành chính và cơ quan chuyên môn là nơi lưu giữ, quản lý lại không hợp tác, có những cán bộ gây khó dễ, chậm cung cấp tài liệu, chứng cứ.

 

Sự hiểu biết về pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế

Do nhận thức, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế – xã hội… nên hiện nay, sự hiểu biết về pháp luật của người dân nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng còn nhiều hạn chế. Sự tiếp cận của người dân đối với pháp luật về đất đai còn chưa phổ biến, phần lớn những chủ thể tham gia các giao dịch đất đai còn chưa hiểu hết về quyền, nghĩa vụ của mình, còn rất mơ hồ về các quy định pháp luật. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, họ thường rất bối rối, không biết các giải quyết sao cho chính xác và hiệu quả.

Có nên sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không?

Như đã trình bày ở trên, tranh chấp đất đai thường có tính chất và trình tự giải quyết phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp đất đai thường kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Trong khi đó, sự hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai nhưng các bên không thể tự thương lượng giải quyết với nhau được, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của Luật sư đất đai. 

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của Luật An Trí Việt sẽ giúp bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của bạn, đồng thời sẽ hỗ trợ, tư vấn giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cụ thể của bạn. Trong trường hợp cần thiết, luật sư của Luật An Trí Việt sẽ là người đại diện, thay mặt bạn giải quyết tranh chấp. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 hoặc 0968 589 845. 

 

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật An Trí Việt 

  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai – nhà ở, tài sản trên đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp, đặt cọc quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về mốc giới đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;…

Trên đây là những chia sẻ của Luật An Trí Việt về những khó khăn thường gặp trong giải quyết tranh chấp đất đai. Quý khách có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai hoặc các vấn đề pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ qua tổng đài 0913 169 599 / 0968 589 845 hoặc gửi thư đến hòm thư điện tử antrivietlaw@gmail.com  để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *